Danh sách keynote speaker cho phiên toàn thể (Sáng ngày 2 và ngày 3 tháng 8 năm 2024)

STT

 Họ và tên  keynote speaker

Tên cơ quan

1

GS. TS. Nguyễn Văn Tuất

Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực Vật Việt Nam

2

GS.TS. Bùi Chí Bửu

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

3

PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

4

GS.TS. Trần Đăng Hòa

Đại học Nông lâm, Đại học Huế

5

PGS. TS Hà Viết Cường

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

6

TS. Nguyễn Văn Liêm

Viện Bảo vệ Thực vật

7

TS. Lê Khắc Hoàng

Trường Đại học  Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

8

PGS.TS Nguyễn Văn Nam

Trường Đại học Tây Nguyên

9

TS.  Nozomi Kawarazuka

CIP (International potato center)

10

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Nga

Trường Đại học Cần Thơ

Image

GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT

Hội KHKT BVTV Việt Nam
Tiêu đề báo cáo: "Vai trò Bảo vệ thực vật trong nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và định hướng phát triển ở Việt Nam"

Lược sử báo cáo viên: GS. TS. Nguyễn Văn Tuất hiện đang công tác tại Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực vật Việt Nam, thuộc LIên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA). Ông tốt nghiệp Đại học và Tiến sỹ tại Học viện Nông nghiệp Ucraina, Kiev, Ucraina.; sau Tiến sỹ tại Viện nghiên cứu nấm học quốc tế  (IMI-CABI), Vương quốc Anh. Ông nguyên là Viện trưởng Viện BVTV, Viện trưởng Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam- thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Chuyên môn của ông liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật. Công việc chính của ông là nghiên cứu chẩn đoán và giám định bệnh hại cây nông nghiệp chính như lúa, ngô, đậu lạc, đậu tương, cà phê, hồ tiêu, cây có múi, vải thiều, vv.. Nghiên cứu biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) dựa trên hệ sinh thái cây trồng và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM). Nghiên cứu và ứng dụng các tác nhân và chế phẩm sinh học, thảo mộc trong phòng chống dịch hại bao gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, các sinh vật gây hại khác. Nghiên cứu mô hình sản xuất và ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng, góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững. Tư vấn sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (Climate Smart Agriculture- CSA) dựa trên cách tiếp cận từ chuyên môn khoa học BVTV. 
Ông đã công bố hơn 126 bài báo khoa học, trong đó có 32 bài báo quốc tế. Ông đã chủ trì và tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu đã và đang được áp dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng trong cả nước; đã được Nhà nước tặng Giải thưởng về KHCN, giải Nhì ViFOTEC.và nhiều khen thưởng khác.

Image

GS.TS. BÙI CHÍ BỬU

Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam (IAS)

Tựa đề báo cáo: Giải trình tự thế hệ mới (NGS) trong nghiên cứu di truyền tính kháng bệnh đạo ôn của cây lúa (Oryza sativa L.)

Lược sử  báo cáo viên: GS. TS. BÙI CHÍ BỬU (sinh 1953) công tác tại Viện KHKTNN Miền Nam, TP Hồ Chí Minh. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ tại Viện KHNN Việt Nam, Hà Nội, thực tập luận án tại CRRI, Ấn Độ và IRRI; thực tập sinh (post-doct) tại Texas A&M University, Hoa Kỳ. Chuyên ngành của ông là Bảo Tồn Tài Nguyên Di Truyền cây lúa; liên quan đến quản lý bệnh hại và chống chịu stress phi sinh học. Nội dung chính là nghiên cứu gen mục tiêu từ lúa hoang chuyển vào lúa trồng, đáp ứng với yêu cầu kháng (chống chịu) stress sinh học và phi sinh học; đánh giá đa dạng di truyền lúa hoang và lúa trồng (từ 1977 đến nay). Số công trình khoa học được công bố là 326 bài báo khoa học, trong đó, có hơn 100 bài báo quốc tế. Tổng số trích dẫn 670. Tổng số đọc 16.500. Ông đã hướng dẫn chính 14 nghiên cứu sinh tốt nghiệp Tiến Sĩ; chủ trì và tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong và ngoài nước về chọn tạo giống lúa. Ông là chủ tịch Hội Đồng Giáo Sư Liên Ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp, 3 nhiệm kỳ

Image

GS.TS. NGUYỄN HỒNG SƠN

Viện Khoa học NN Việt Nam (VAAS)

Tựa đề báo cáo: Quản lý dịch hại trong đất - cần một giải pháp cấp bách và hiệu quả

Lược sử  báo cáo viên: Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, chuyên ngành Bảo vệ thực vật năm 1990; Tiến sỹ năm 2000. Được công nhận Phó giáo sư 2011 và Giáo sư 2015.

Từ 1990 - 2008 là nghiên cứu viên, sau đó là Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật thuộc MARD; 2008 - 2014: Viện trưởng Viện Môi trường Nông nghiệp; 2014 - 2016: Phó Giám đốc Viện Khoa học NN Việt Nam (VAAS); Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (CLRRI); 2016-2017: Cục Trưởng cục Trồng trọt (DCP); 2017-2018: Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; 2018 - 2019: Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; 2019-2021: Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, kiêm Viện trưởng Viện Cây ăn quản Miền Nam; 2021-nay: Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực BVTV, môi trường. Đăng tải trên 70 bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế, chủ biên 2 giáo trình cao học, 2 sách chuyên khảo.

Image

PGS.TS. HÀ VIẾT CƯỜNG

Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Tiêu đề báo cáo: "Chế tạo và ứng dụng thuốc trừ bệnh sinh học dựa trên công nghệ RNAi Lược sử  báo cáo viên"

Lược sử báo cáo viên: PGS. T. Hà Viết Cường hiện đang công tác tại Bộ môn Bệnh cây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ông tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tiến sĩ tại Đại học Công nghệ Queensland (Úc). Các lĩnh vực nghiên cứu chính của ông tập trung vào chẩn đoán, phân loại, đặc điểm sinh học và phòng chống tác nhân gây bệnh trên cây trồng. 

Image

TS. NGUYỄN VĂN LIÊM

Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Tiêu đề báo cáo: "Phòng chống sinh học: Một giải pháp đầy hứa hẹn cho quản lý sinh vật gây hại cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam"

Lược sử báo cáo viên: TS. Nguyễn Văn Liêm hiện đang công tác tại Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tây Sydney, Australia. Chuyên môn của ông liên quan đến điều tra, thu thập và giám định các loài sâu hại và thiên địch của chúng trên các cây trồng nông nghiệp; nghiên cứu sinh học, sinh thái các loài sâu hại và xây các chương trình quản lý sâu bệnh hại cây trồng nông nghiệp và nông sản bảo quản sau thu hoạch; nghiên cứu sinh học, sinh thái học các loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại và phát triển các biện pháp để bảo tồn, lợi dụng và sử dụng thiên địch trong chương trình quản lý sâu hại cây trồng tổng hợp và nghiên cứu đa dạng sinh học trong bảo vệ thực vật. Ông đã tham gia công bố hơn 110 bài báo khoa học, trong đó có hơn 20 bài báo quốc tế. Ông đã chủ trì và tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong và ngoài nước, xây dựng nhiều quy trình kỹ thuật được công nhận là Tiến bộ kỹ thuật.

Image

GS.TS. TRẦN ĐĂNG HÒA

Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Tiêu đề báo cáo: "Nghiên cứu sử dụng côn trùng thiên địch trong phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng"

Lược sử báo cáo viên:
GS. TS. Trần Đăng Hòa hiện đang công tác tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Đại học Kyushu, Nhật Bản. Chuyên môn của ông liên quan đến côn trùng thiên địch, phòng trừ sinh học, IPM, ICM. Công việc chính của ông là nghiên cứu ứng dụng thiên địch như là tác nhân phòng trừ sinh học nhằm kiểm soát côn trùng gây hại cây trồng. Ông đã công bố hơn 170 bài báo khoa học, trong đó có hơn 50 bài báo quốc tế. Ông đã chủ trì và tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. Một số đề tài, dự án về phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng đã được triển khai ở một số tỉnh miền Trung.

Image

TS. LÊ KHẮC HOÀNG

Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Tựa đề báo cáo: "Diễn biến sâu đầu đen hại dừa tại Việt Nam và quá trình kiểm soát chúng"

Lược sử báo cáo viên: Tiến sĩ Lê Khắc Hoàng là giảng viên, trưởng Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ và Tiến sĩ Côn trùng học tại Khoa Nông học, Đại học Kyushu, Nhật Bản. Các hướng nghiên cứu chủ yếu của ông tập trung về côn trùng nông nghiệp, phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học, thuốc bảo vệ thực vật và độc chất học trong nông nghiệp. Ông đã công bố hơn 30 bài báo khoa học, trong đó có 09 bài báo quốc tế; đã xuất bản thành công 02 quyển sách thuộc nhà xuất bản có uy tín. Ông đã chủ trì và tham gia nhiều chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. Đã đạt được một số kết quả nhất định: góp phần xây dựng giải pháp sinh học kiểm soát lục bình trên hệ thống kênh rạch tại TP. Hồ Chí Minh bằng bọ Neochetina; phát triển hệ thống sản xuất sắn bền vững thông qua quản lý sâu bệnh hại tại Việt Nam, Campuchia và Thái Lan; xây dựng mô hình quản lý và biện pháp phòng trừ sâu đầu đen hại dừa theo hướng sinh học an toàn đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Bến Tre, và một số tỉnh lân cận ở phía Nam. Bên cạnh đó, ông là một trong những thành viên tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, tổ chức nhiều hội thảo khoa học về sâu hại và giải pháp phòng trừ sinh học bền vững trong nông nghiệp có sự tham gia của các nhà khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước.

Image

PGS.TS. NGUYỄN VĂN NAM

Trường Đại học Tây Nguyên

Tiêu đề báo cáo: "Sử dụng vi nấm trong phòng trừ tuyến trùng gây hại cây cà phê "

Lược sử báo cáo viên:
PGS. TS. Nguyễn Văn Nam hiện đang công tác tại Trường Đại học Tây Nguyên. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học quốc gia Chonnam, Hàn Quốc. Chuyên môn của ông liên quan đến Bệnh cây và phòng trừ sinh học Bệnh cây. Công việc chính của ông là nghiên cứu bệnh hại thực vật và phòng trừ sinh học quản lý bệnh hại cây trồng. Ông đã công bố hơn 50 bài báo khoa học trong và ngoài nước. Ông đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ trong và ngoài nước. Một số đề tài, dự án về phòng trừ sinh học bệnh hại đã phát triển thành chế phẩm sinh học và ứng dụng trên cây trồng

Image

Nozomi Kawarazuka Ph.D.

CIP (International potato center)
Presentation title: Social aspects of pest and disease management to strengthen early warning systems
Biography: Nozomi is a social scientist at International Potato Center, CGIAR, based in Hanoi Vietnam. Currently, she works for CGIAR Plant Health Initiative and a focal point for Southeast Asia. Her research within the topic of plant health focuses on understanding social and gender-based constraints of technology adoption and gaps between science and farmer practices in pest and disease management. She has MA and Ph.D from University of East Anglia, UK.
Image

PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU NGA

Khoa Bảo vệ Thực vật, Trường Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

Tiêu đề báo cáo: "Hiệu quả của các giải pháp bảo vệ thực vật an toàn trong phòng trừ  bệnh hại cây trồng"

Lược sử báo cáo viên:
PGS. TS Nguyễn Thị Thu Nga là nhà nghiên cứu bệnh học thực vật. Bà lấy bằng Tiến sĩ tại Đan Mạch năm 2007 về bệnh học thực vật, là giảng viên Khoa Bảo vệ thực vật trường Nông Nghiệp, trường Đại học Cần Thơ từ năm 2008 đến nay. Chuyên môn của bà liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu  chẩn đoán tác nhân gây bệnh hại cây trồng, lĩnh vực phòng trừ sinh học bệnh cây trồng. Bà có kinh nghiệm nghiên cứu  các tác nhân vi sinh vật như  vi khuẩn vùng rễ,  thực khuẩn thể trong phòng trừ bệnh hại trên cây trồng. Ngoài ra bà  còn có kinh nghiệm trong nghiên cứu về  lĩnh vực kích kháng trên cây trồng chống lại tác nhân gây bệnh.